Kỹ thuật nuôi gà hậu bị đúng chuẩn và các lưu ý

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ.

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị đúng chuẩn và các lưu ý

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ. Nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật thì gà mái có thể để sớm, năng suất kém, thời gian sinh sản rút ngắn. Vì vậy, bà con muốn gà đẻ không bị hậu bị, đẻ đúng thời điểm, đạt tuổi đẻ, trứng đạt chất lượng và sản lượng thì theo dõi ngay bài này.

Gà hậu bị là gì?

Gà hậu bị là giai đoạn phát triển trước sinh sản 
Gà hậu bị là giai đoạn phát triển trước sinh sản 

Trong kỹ thuật nuôi gà hậu bị, mọi người cần hiểu rõ về khái niệm gà hậu bị. Đây không phải là bệnh mà là một giai đoạn của gà mái phát triển, thường sẽ vào khoảng 20 tuần tuổi kéo dài đến khi chúng đẻ trứng. Bà con chăn nuôi thường gọi gà hậu bị bị là gà đẻ hậu bị hoặc gà dò. 

Tên gọi hậu bị là dựa vào mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng của giai đoạn này là để gà có chuẩn bị sẵn sàng, tốt nhất để bước vào quá trình đẻ trứng. Người nuôi phải quan tâm, thực hiện chăm sóc gà đúng kỹ thuật. Kết quả cuối cùng hướng đến là bước vào giai đoạn đẻ trứng đúng, không đẻ quá sớm, sản lượng và chất lượng trứng đạt tối đa nhất. 

Trường hợp, bà con lần đầu nuôi gà mái đẻ thì hãy tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi gà hậu bị. Kiến thức nuôi gà hậu bị tốt thì hiệu quả kinh tế mang lại cũng sẽ cao. Mọi người tự tin hơn khi chăn nuôi.

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Các kỹ thuật chăn nuôi gà hậu bị đúng chuẩn và chi tiết
Các kỹ thuật chăn nuôi gà hậu bị đúng chuẩn và chi tiết

Giai đoạn gà hậu bị rất quan trọng, đòi hỏi sự hiểu biết, chăm sóc và kỹ thuật đúng khoa học. Người nuôi gà sẽ phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau trong kỹ thuật nuôi gà giai đoạn hậu bị:

  • Lựa chọn gà mái để nuôi: Gà hậu bị sẽ được chọn từ khi mới nở đến 6 tuần tuổi. Gà đẻ trứng tốt phải có hình dáng cân đối, cơ thể không có dị tật ở mỏ và chân, xương ức thẳng. Gà đẻ trứng trắng thì thường sẽ từ 18 tuần tuổi sẽ nặng khoảng 1,250kg, gà đẻ trứng nâu khi đến 18 tuần thường sẽ đạt 1,5kg. Tỷ lệ gà trống mái là 1 trống: 10 mái là thích hợp.
  • Mật độ nuôi: Kỹ thuật nuôi gà hậu bị rất chú ý đến mật độ nuôi dựa vào độ tuổi của gà. Gà con dưới 2 tuần tuổi thì nuôi khoảng 50 - 60 con/m2. Từ 3 - 8 tuần tuổi, gà sẽ được giãn mật độ ra với 20 - 30 con/ m2. Từ sau 9 - 18 tuần tuổi, mật độ nuôi gà hậu bị là 12 - 15 con/ m2.
  • Chế độ dinh dưỡng: Gà chuẩn bị đẻ cần lượng dinh dưỡng khoảng 2900 calo/kg. Hàm lượng protein trong khẩu phần ăn khoảng 16 - 18%. Gà sẽ tiêu thụ khoảng 1/10 trọng lượng cả cơ thể. Mỗi ngày gà có thể ăn nhiều bữa nhỏ để tiêu hóa và hấp thụ tốt.
  • Chế độ chiếu sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến tuyến yên ở gà. Trong giai đoạn gà hậu bị thì cần khoảng 10h chiếu sáng/ ngày. Trường hợp chuồng trại không đáp ứng được ánh sáng tự nhiên thì cần dùng ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi gà hậu bị đúng sẽ không làm dụng và chiếu sáng quá mức cho gà.
  • Nhiệt độ: 21 - 27 độ C là nhiệt độ thích hợp để gà phát triển tốt, ít mắc bệnh. Nếu gà nóng quá thì dễ sốc nhiệt và chết hàng loạt. Nhiệt độ phòng nuôi dưới 16 độ C thì bà con dùng đèn sưởi để tăng nhiệt độ cho gà.
  • Độ ẩm: Độ ẩm ở 50 - 70% là phù hợp cho gà phát triển tốt, sức đề kháng được duy trì. Mọi người phải chú ý đến yếu tố độ ẩm trong khi chăn nuôi. Đây là vấn đề mà nhiều người mới không mấy quan tâm khi nuôi gà.
  • Phòng bệnh: Khi bước vào giai đoạn hậu bị, gà phải được tiêm các loại vắc xin như IB, ESB, Imopest… Bà con theo dõi lịch tiêm và liều tiêm để đàn gà được phòng bệnh ngay từ sớm.

Các kỹ thuật cho gà ăn ở giai đoạn hậu bị

Cho gà hậu bị ăn cần có kỹ thuật

Không ít người lầm tưởng rằng gà hậu bị sắp bước vào sinh sản sẽ phải cho ăn thật nhiều. Trong kỹ thuật nuôi gà hậu bị sẽ có 3 nguyên tắc cho gà ăn như sau:

  • Chú ý đến khối lượng cơ thể gà: Gà bắt đầu đẻ trứng ở tuần 18. Khi đạt tuổi này thì khối lượng của gà từ 1.25kg - 1.5kg là thích hợp. Mọi người không nên cho gà ăn quá nhiều vượt quá khối lượng này.
  • Gà ăn theo khối lượng cơ thể: Bà con sẽ theo dõi cân nặng của gà thường xuyên để áp dụng, điều chỉnh lượng thức ăn theo thể trạng, cân nặng thực tế của đàn gà. 
  • Cân nặng của gà có ảnh hưởng đến thời gian đẻ đỉnh của gà: Cân nặng của gà nặng sẽ cho tăng thời gian đẻ đỉnh của chúng lâu hơn. Do đó, mọi người cần cân đối để gà đạt cân nặng chuẩn.

Những lưu ý về nuôi gà hậu bị

Gà hậu bị cần lưu ý nhiều điểm khi nuôi và chăm sóc
Gà hậu bị cần lưu ý nhiều điểm khi nuôi và chăm sóc

Gà hậu bị có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, tùy thuộc vào từng giống gà, từng khu vực nuôi. Ngoài những kiến thức chung ở trên thì khi thực tế nuôi gà sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khác nhau. Dưới đây là những lưu ý có liên quan đến kỹ thuật nuôi gà hậu bị mà những người chăn nuôi lâu năm đúc rút được:

  • Thể trọng: Gà béo quá hay gầy quá thì đều phải xem lại chế độ dinh dưỡng. Bởi vì thể trọng này đều sẽ ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng trứng ở gà. Gà gầy quá sẽ không có đủ dinh dưỡng để thực hiện đẻ trứng. Gà béo quá thì mỡ chèn bộ phận sinh sản, gà không đẻ được.
  • Xử lý gà thiếu cân: Bà con cho gà tăng thêm khẩu phần ăn, bổ sung các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thông thường.
  • Xử lý gà thừa cân: Mọi người không ngay lập tức để gà đói, không cho ăn mà cần có kỹ thuật nuôi gà hậu bị khoa học là giảm dần lượng thức ăn theo thời gian, không đột ngột cho gà ăn ít hay ngừng ăn.
  • Chuyển đổi thức ăn khi gà chuyển giai đoạn: Từ gà hậu bị sang giai đoạn gà sinh sản sẽ phải được chú ý trong khoảng 2 tuần. Thức ăn sẽ có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, đảm bảo ăn uống đủ chất cho gà.

Kết luận

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị quan trọng trên đây được xemgachoi.com chia sẻ từ những kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm. Bà con muốn chăn nuôi gà đẻ đạt hiệu quả kinh tế cao thì áp dụng ngay nhé!