Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt chuẩn theo bí kíp của sư kê

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt được nhiều anh em biết đến là khá khó, cần nhiều công sức và thời gian để tìm hiểu.

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt chuẩn theo bí kíp của sư kê

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt được nhiều anh em biết đến là khá khó, cần nhiều công sức và thời gian để tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người sắp hoặc mới nuôi gà đá có thể hiểu rõ, cặn kẽ các kỹ thuật quan trọng khi nuôi những chiến kê cựa sắt. 

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt: Chăm sóc hàng ngày

Gà đá cựa sắt phát triển tốt cần được chăm sóc theo đúng kỹ thuật
Gà đá cựa sắt phát triển tốt cần được chăm sóc theo đúng kỹ thuật

Nuôi gà đá cựa sắt thì kỹ thuật đầu tiên phải chú ý là các bước chăm sóc gà cưng hàng ngày. Không dừng lại ở việc để gà lớn nhanh, khỏe mạnh, mỗi con gà cựa sắt sung sức, tới pin đều cần áp dụng kỹ thuật nuôi, chăm sóc riêng trên nhiều phương diện khác nhau.

  • Thức ăn: Gà đá luôn cần có nguồn thức ăn đủ chất, đa dạng các nhóm thực phẩm. Ngoài thức ăn hàng ngày là lúa thóc ngâm, rau xanh thì gà đi đá cần phải bổ sung các loại mồi theo định kỳ. Các mồi tanh thích hợp để cho gà phát triển là sâu, dế, cá, thịt bò, lươn chạch, sò huyết…
  • Chuồng trại: Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt cực kỳ chú trọng phần chuồng nuôi. Chuồng trại khô ráo, thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ thì gà ít bị bệnh vặt về ngoài da, hô hấp, tiêu hóa…
  • Phòng bệnh và chữa trị: Gà đá thường có sức khỏe tốt hơn gà bình thường. Tuy nhiên, chúng vẫn cần được tiêm phòng đầy đủ, bổ sung các vitamin, các loại khoáng chất, điện giải. Mỗi ngày, chủ kê theo dõi để phát hiện các dấu hiệu khác thường để trị bệnh sớm nhất.

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt: Vỗ béo và giảm mỡ

Vỗ béo và giảm mỡ để cơ thể gà khỏe mạnh, săn chắc
Vỗ béo và giảm mỡ để cơ thể gà khỏe mạnh, săn chắc

Vỗ béo và giảm mỡ là kỹ thuật quan trọng để nuôi gà đá cựa sắt đúng chuẩn. Bước này tác động trực tiếp đến sức khỏe, khả năng thi đấu khi ra sân của mọi chiến kê.

  • Vỗ béo: Đây là giai đoạn gà đang phát triển mạnh, được chủ kê cho ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ trong một ngày. Cữ ăn chính sẽ có lúa thóc, cữ phụ sẽ tăng cường sau xanh. Ngoài ra, gà cần được thêm cữ mồi tươi cách ngày. Chủ kê cũng không quên bổ sung các vitamin như A, E, B1, B2 cho gà cưng. Lưu ý, thời điểm này gà sẽ thường được nuôi nhốt, không cho thả ra chạy nhảy bên ngoài.
  • Giảm mỡ: Để giảm lượng mỡ trong cơ thể, siết cơ lại, sư kê sẽ áp dụng kỹ thuật nuôi gà cựa sắt là giảm mỡ. Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt lúc này là tăng cường các bài tập vận động như thả lang, quần bội. Chế độ ăn giai đoạn này sẽ giảm lúa thóc, giảm mồi, tăng rau xanh hợp lý để duy trì đủ chất nhưng gà giảm mỡ hiệu quả. Khi ra sân, gà đá vừa đạt chạng cân mong muốn vừa có cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh. Từ đó, chúng ra lực đá khỏe, đòn hiểm hóc.

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt: Tắm gà

Kỹ thuật tắm gà đá cựa sắt có hai cách là tắm ướt và tắm khô
Kỹ thuật tắm gà đá cựa sắt có hai cách là tắm ướt và tắm khô

Nhiều anh em nghĩ rằng tắm gà chỉ là bước vệ sinh hàng ngày cho chiến kê. Tuy nhiên, trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt thì việc tắm sẽ có nhiều tác dụng như giảm căng thẳng, gà thoải mái để phát triển tốt hơn. Hiện nay, sư kê thường dùng 2 phương pháp để tắm gà hiệu quả, nhanh chóng như sau:

  • Tắm khô: Những nơi có vùng thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp thì thường sẽ tắm gà khô, không dùng nước. Sư kê lựa chọn cát mịn, dùng cát để chà xát hay vùi gà vào cát. Lông gà sẽ ma sát với cát mịn để loại bỏ các chất bẩn, ký sinh trùng trên lông và da. Chiến kê có kỹ năng để vùi cát vào lông và rũ sạch cát rất dễ.
  • Tắm ướt: Cách này sẽ dùng các loại dung dịch lỏng như nước ấm, nước trà, rượu trắng hoặc nước muối để tắm cho gà cưng. Mọi người ngậm các loại nước này và phun lên cả cơ thể của chiến kê. Sau đó, gà sẽ được lau khô bằng khăn sạch, cho tắm nắng, chạy nhảy tự nhiên.

Các lưu ý khi nuôi và chăm sóc gà đá cựa sắt

Lưu ý khi nuôi gà đá cựa sắt từ sư kê nhiều kinh nghiệm
Lưu ý khi nuôi gà đá cựa sắt từ sư kê nhiều kinh nghiệm

“Dục tốc bất đạt” nên ai đang muốn nuôi gà đá cựa sắt thì đừng vội vàng và chỉ chăm chăm sử dụng các kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt một cách cứng nhắc, đốt cháy giai đoạn. Gà không những không phát triển như ý mà còn dễ còi cọc, ốm bệnh, thậm chí chế. Do đó, anh em phải lưu ý các điểm này khi đang nuôi gà đá cựa sắt:

  • Hiểu rõ và loại gà mình đang nuôi: Mỗi giống, mỗi dòng gà sẽ có cách đánh, cách chăm sóc tỉ mẩn riêng. Mọi người dựa vào trọng lượng của giống gà để có một khung định hướng về thức ăn, tập luyện để gà đạt cân nặng tối đa, cơ thể rắn chắc.
  • Không thay đổi đột ngột: Chuồng trại, ăn uống, tập luyện đều cần thay đổi nhẹ nhàng, theo từng giai đoạn để gà không bị sốc.
  • Phòng bệnh: Nuôi gà đá thì anh em phải chủ động bảo vệ gà chiến bằng cách tiêm phòng, theo dõi nhiệt độ, sự thông thoáng, vệ sinh khử trùng khu vực nuôi, tập luyện.
  • Sắp xếp thời gian thi đấu: Vỗ béo, giảm mỡ, tăng cân, siết cơ, xả cơ đều cần có thời gian, tập luyện cụ thể. Vì vậy, sư kê muốn cho gà tham gia các giải đấu thì cần cân nhắc để chiến kê đạt thể trạng tốt nhất, sung sức và tới pin.
  • Không tự ý dùng thuốc: Kỹ thuật nuôi gà đá hiện nay có nhiều chia sẻ hướng dẫn dùng thuốc kích gà. Tuy nhiên, anh em không biết cách dùng sẽ rất hại gà, nên mọi người không nên tự ý sử dụng chúng cho gà cưng.
  • Tìm hiểu giải đấu trước khi tham gia: Khi chuẩn bị cho gà đi đá thì mọi người cần hiểu rõ quy định, yêu cầu, trọng lượng của gà chiến. Từ đó mà chuẩn bị đồ nghề cũng như chăm sóc gà chiến thích hợp. 

Kết luận

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt trên đây là bí kíp của những sư kê lão làng nên anh em đừng bỏ lỡ nhé! Xem gà chọi hy vọng đây sẽ là kinh nghiệm, kiến thức thiết thực, để mọi người sớm sở hữu chiến kê cựa sắt khỏe, đá hay như ý.