Gà sắc xô có gì đặc biệt? Cần lưu ý gì khi nuôi chúng?

Gà sắc xô có tên gọi chính xác là gà sasso. Chúng có nguồn gốc từ đất nước Pháp. Hiện nay, giống gà này đã có mặt ở 30 quốc gia, khắp 5 châu lục trên toàn cầu.

Gà sắc xô có gì đặc biệt? Cần lưu ý gì khi nuôi chúng?

Gà sắc xô có tên gọi chính xác là gà sasso. Chúng có nguồn gốc từ đất nước Pháp. Hiện nay, giống gà này đã có mặt ở 30 quốc gia, khắp 5 châu lục trên toàn cầu. Nhiều bà con chăn nuôi ở Việt Nam đang quan tâm và muốn đầu tư cho giống gà có tên gọi đặc biệt này. Vậy gà sasso có gì mà được ưa chuộng ở nhiều đất nước nước như vậy? Người nuôi cần lưu ý gì khi nuôi dòng gà này?

Gà sắc xô là gà gì?

Gà sasso có nguồn gốc từ Pháp
Gà sasso có nguồn gốc từ Pháp

Tên đầy đủ của giống gà này là Label Sasso, một giống gà công nghiệp của Pháp. Tên gọi này được đặt theo tên hãng chăn nuôi Sasso lai tạo ra. Sau 30 năm được nghiên cứu, lai tạo thì cái tên gà sắc xô đã nổi tiếng và nuôi ở 30 quốc gia trên khắp 5 châu.

Để có được điều này thì giống gà phải có khả năng thích ứng với môi trường sống cao, khả năng kháng bệnh tốt, dễ nuôi. Mọi người có thể chọn gà sasso để nuôi theo nhiều mô hình như thả vườn, tham canh hay nuôi theo hướng trang trại đều được. 

Ở Việt Nam, những con gà sasso đầu tiên được nhập khẩu về vào năm 2002 và được nuôi ở một số tỉnh ở miền Bắc. Cụ thể là chúng được chăn nuôi ở trại thực nghiệm Liên Ninh (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)... Đến nay, giống gà của Pháp đã được nhân rộng ở khắp từ Bắc vào Nam.  

Đặc điểm của gà sắc xô

Đặc điểm của những con gà Label Sasso
Đặc điểm của những con gà Label Sasso

Về ngoại hình, gà sasso có lông nâu đỏ hoặc nâu vàng, mào đơn. Da, mỏ, chân đều có màu vàng. Thân hình của gà cao, ngực rộng, đầu nhỏ, cánh tương đối ngắn. Thịt gà sắc xô được đánh giá thơm ngon, rắn chắc, hương vị khá tương đồng với giống gà ri nổi tiếng ở Việt Nam. 

Để có thể sống và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới thì giống gà này có khả năng chịu đựng tốt, đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm. Từ giai đoạn 2 tháng tuổi trở đi, chúng lớn rất nhanh, đạt tầm 2,2 - 2.5kg/con. 

Nếu nuôi đúng kỹ thuật thì trong vòng 90 - 100 ngày thì đạt được trọng lượng khoảng 6 - 7kg/con cho gà trống, 2 - 4kg/ con cho gà mái. Gà mái thì có sản lượng trứng mỗi năm đạt khoảng 145 -165 quả. Gà sẽ bắt đầu đẻ từ 6 - 8 tháng.

Ưu và nhược điểm của gà sasso

Gà sasso thích nghi tốt như khá nhút nhát
Gà sasso thích nghi tốt như khá nhút nhát

Khi quyết định chọn nuôi giống gà sắc xô thì bà con cần lưu ý rõ điểm mạnh và điểm yếu của chúng. 

Ưu điểm:

  • Chúng có khả năng miễn dịch tốt, ít khi nhiễm các bệnh thông thường ở gà và gia cầm.
  • Đồng thời, gà sasso có thể thích nghi nhanh với môi trường sống mới.
  • Các con non có tỷ lệ sống cao, phát triển nhanh khi được nuôi theo đúng kỹ thuật.

Nhược điểm:

  • Bản tính của gà sasso rất nhút nhát nên rất nhạy cảm với các hành vi tiếp xúc, vuốt ve, chải chuốt từ động vật khác. Theo đó thì gà mái sẽ bị giảm sản lượng trứng.
  • Nếu không được chăm sóc đúng cách, kỹ lưỡng thì chúng có thể nhiễm bệnh, các chỉ số sức khỏe sẽ nhanh chóng bị suy giảm.

Các dòng gà sasso phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Khi bà con tìm mua gà giống thì sẽ thấy gà sasso có rất đa dạng các dòng, giống khác nhau. Để dễ dàng chọn lựa hơn thì mọi người có thể tìm hiểu 2 dòng gà sắc xô dưới đây:

  • SA31: Đây là dòng hiện có sức khỏe tốt nhất, có thể sống ở môi trường khí hậu khắc nghiệt nhất. Có 3 nhóm gà sasso SA31 là gà siêu nhỏ, gà bình thường và gà siêu to cho người nuôi lựa chọn theo nhu cầu và quy mô chăn nuôi.
  • SA51: Chúng có thể sống ở khu vực sa mạc, nơi có nhiệt độ cao, lượng thức ăn tiêu thụ thấp nên kích thước cũng khá vừa phải. Tuy nhiên, tỷ lệ để trứng thì rất đáng chú ý, khoảng 197 quả/ năm.

Các kỹ thuật nuôi gà sasso phù hợp

Gà sasso cần có được chăm sóc kỹ lưỡng để phát triển nhanh
Gà sasso cần có được chăm sóc kỹ lưỡng để phát triển nhanh

Như đã nói ở trên thì gà sắc xô có thể nuôi theo nhiều hình thức, mô hình khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung các phương pháp này đều sẽ áp dụng các kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi khá giống nhau.

  • Khu vực nuôi: Đối với gà sasso nuôi chăn thả thì cần khu vực rộng rãi, có cây xanh, bãi cỏ thoảng mát để đi lại, vận động thoải mái. Nếu gà sasso được nuôi theo hình thức trang trại nuôi nhốt thì chuồng nuôi phải vệ sinh định kỳ, xử lý chất độn chuồng đúng cách. Sát trùng, khử khủng mỗi tuần cho khu gà ở, nghỉ ngơi, vận động.
  • Chế độ dinh dưỡng: Gà sasso ăn được đa dạng các loại thức ăn phổ biến cho gia cầm như lúa, ngô, gạo, tấm, sắn, rau củ… Tuy nhiên, khi nuôi số lượng lớn thì nên cho gà ăn các thức ăn chuyên dụng cho giống gà này. Chế độ ăn luôn cân bằng chất béo, protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất…

Kết luận

Xemgachoi vừa chia sẻ đến bà con giống gà sắc xô đến từ nước Pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới nhân giống. Mọi người có thể áp dụng các kiến thức trên đây để bắt đầu với giống gà sasso mới, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao nhé!