Gà đá bỏ ăn nguyên nhân do đâu? Các xử lý hiệu quả
Gà đá bỏ ăn không quá xa lạ với anh em nuôi gà chiến lâu năm. Nếu gà bỏ ăn 1 - 2 bữa thì vấn đề không quá nghiêm trọng.
Gà đá bỏ ăn không quá xa lạ với anh em nuôi gà chiến lâu năm. Nếu gà bỏ ăn 1 - 2 bữa thì vấn đề không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và diễn ra liên tục thì ảnh hưởng nhiều đến lực chiến, cân nặng và phong độ của chiến kê. Vì vậy, anh em thấy gà cưng của mình bỏ ăn, ăn ít thì nên tìm hiểu biện pháp xử lý sớm.
Các dấu hiệu cho thấy gà đá bỏ bữa, không ăn
Gà đá bỏ ăn thì sẽ có những biểu hiện rất dễ quan sát trong quá trình ăn uống hàng ngày. Chủ kê chỉ cần chú ý quan sát, theo dõi các bữa ăn để nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau:
- Trong khẩu phần ăn đa dạng các thức ăn nhưng gà chỉ ăn mồi là chủ yếu, không ăn các loại thóc lúa.
- Các bữa ăn liên tục, gà từ ăn ít rồi dần dần bỏ ăn hẳn. Số lần bỏ bữa càng ngày càng tăng.
- Quan sát tổng quan cơ thể gà gầy đi trông thấy, cân nặng sụt giảm.
- Theo dõi kỹ hơn, anh thường thấy chiến kê gặp tình trạng chướng diều, khó tiêu.
- Gà bỏ ăn thì luôn thấy mệt mỏi, không di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt như bình thường, ít chạy nhảy.
- Trong phân mà gà đi vệ sinh ra vẫn còn có những thức ăn không được tiêu hóa, vẫn còn nguyên như lúc ăn.
Gà đá bỏ ăn nguyên nhân do đâu
Thực tế, tình trạng gà bỏ ăn không phải ngẫu nhiên mà đều có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo đó, các chủ kê lâu năm khi theo dõi chiến kê của mình thì có thể xác định được 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc gà bỏ ăn như sau:
- Trong khẩu phần ăn của gà có lượng thức ăn giàu chất xơ nhiều dẫn đến không tiêu hóa hết, thức ăn bị vón, gà không tiêu, không thấy đói, không muốn ăn.
- Sư kê lạm dụng việc cho gà đá ăn quá nhiều mồi tươi nên chúng không ăn các nhóm thức ăn khác.
- Gà đá ăn quá no là nguyên nhân lớn khiến chúng bỏ ăn vì cơ thể không kịp tiêu hóa, khó tiêu.
- Gà tơ đang bước vào giai đoạn thay đổi chế độ ăn, môi trường và tập luyện mới.
- Gà mắc bệnh về đường tiêu hóa là nguyên nhân nguy hiểm nhất và cần phải xử lý sớm để chấm dứt tình trạng gà chiến bỏ ăn.
Cách xử lý khi gà đá bỏ ăn hiệu quả và an toàn
Khi đối mặt với việc chiến kê bỏ ăn thì nhiều anh em rất lo lắng và bỡ ngỡ không biết phải xử lý thế nào cho hiệu quả, kích thích cho gà ăn. Kinh nghiệm của các sư kê lâu năm khi gặp tình trạng gà đá bỏ ăn thì sẽ áp dụng một trong những cách sau đây.
Dùng tỏi tươi
Nếu vấn đề mà chiến kê của mọi người gặp phải là ăn quá no, ăn không tiêu dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn hay chỉ ăn các loại mồi thì nên xử lý bằng cách ăn tỏi tươi. Cách làm khá đơn giản. Mọi người sử dụng 1 - 2 tép tỏi tươi, băm nhuyễn pha với nước cho gà đá uống khi chúng đói, kêu to. Mỗi ngày từ 2 - 3 lần cho gà uống.
Để cách này hiệu quả nhanh hơn thì sư kê thường kết hợp thêm bước tập luyện để giúp cơ thể tiêu hoa năng lượng, gà nhanh thấy đói. Theo đó, buổi sáng gà có thể tập các bài chạy lồng, vần đòn mà không ăn sáng.
Dùng thuốc tây
Trường hợp dùng tỏi những gà đá bỏ ăn không được cải thiện thì mọi người có thể hiểu hiểu các loại thuốc tây để cho gà uống. Những chủ kê nhiều kinh nghiệm thường chia sẻ dùng gói Smecta kết hợp với Eldoper để cho gà sử dụng để kích thích ăn uống. Một liệu trình xử lý tình trạng bỏ ăn thì dùng khoảng 5 gói Smecta và 10 viên Eldoper.
Trước khi ăn 30 phút thì gà sẽ được uống nửa gói Smecta. Xong sau đó thì dùng thêm 1 viên Eldoper. Mỗi ngày, anh em thực hiện cho gà uống 2 lần vào sáng chiều trong vòng 5 ngày. Tình trạng gà đá bỏ ăn sẽ nhanh chóng cải thiện, gà sớm ăn uống trở lại. Giai đoạn gà bắt đầu được kích thích ăn trở lại thì nên cho ăn đồ ăn mềm, rau củ, uống ít nước, hạn chế ăn nhiều thóc lúa.
Xử lý khi gà đá chướng diều dẫn đến bỏ ăn
Một lý do khác khiến gà đá bỏ ăn là do chướng diều, khó tiêu. Để điều trị nhanh chóng, an toàn thì mọi người quan sát và sờ nắn vùng bầu diều của gà. Ngửi mùi từ miếng gà thấy có dấu hiệu mùi thức ăn lên men thì nên nhanh chóng xử lý.
Trường hợp này nếu mọi người sờ diều thấy mềm thì có thể cho gà uống men tiêu hóa và thuốc điện giải thì sẽ hiệu quả. Loại thuốc này được bán nhiều ở các cửa hàng thú y. Anh em mua và cho gà sẽ sử dụng trong vài ngày.
Gà bỏ ăn mà phần diều cứng thì lại cần chăm sóc và xử lý theo hướng khác. Theo đó, sư kê sẽ dùng một cái ống chích (loại bỏ phần kim tiêm) chứa sẵn nước sạch, một tay mở mỏ của gà, một tay dùng ống chích bơm nước sạch từ gốc lưỡi gà đến phần cuống họng. Mọi người lưu ý không bơm nước vào lỗ thở của gà. Sau khi bơm xong nước vào diều thì anh em sẽ massage, xoa bóp phần bầu diều. Khi thực hiện, mọi người nên cho gà nằm ngửa để thức ăn không trào ngược lên miệng.
Các bước phòng tránh gà bỏ ăn
Gà đá bỏ ăn không nguy hiểm dẫn đến mất mạng ngay nhưng chúng tác động lớn đến sức khỏe, cân nặng và tinh thần của chiến kê. Vì vậy, hầu hết mọi sư kê lâu năm đều chủ động phòng tránh việc bỏ ăn của gà đá bằng các cách sau đây:
- Khẩu phần và giờ giấc bữa ăn cho gà đá luôn phải đảm bảo dinh dưỡng, khoa học, không cho ăn quá nhiều một món thức ăn trong thời gian ngắn. Mọi người không nên cho gà ăn linh tinh, quá nhiều bữa nhỏ trong một ngày.
- Ngoài thức ăn dinh dưỡng, sạch sẽ, tươi ngon thì sư kê bổ sung một số loại thuốc kích thích, tốt cho tiêu hóa như men tiêu hóa hay thuốc Smecta.
- Sau khi gà đi đá về thì trong vòng 5 ngày không nên cho gà ăn các loại mồi tươi như thịt, chạch, lươn, rắn…
Kết luận
Chi tiết nguyên nhân khiến gà đá bỏ ăn và cách xử lý hiệu quả đã được Xemgachoi.com chia sẻ đầy đủ trong nội dung trên đây. Anh em sư kê khi nhận thấy gà cưng của mình có dấu hiệu bỏ ăn thì nhớ áp dụng ngay để chiến kê luôn khỏe mạnh nhé!