Gà bị kén mép là bệnh gì? Cách chữa đơn giản mà hiệu quả
Gà bị kén mép là bệnh thường gặp ở gà đá. Tuy nhiên, nhiều chủ kê không chú ý để bệnh quá lâu gây ra sự khó chịu, bất tiện cho chiến kê.
Gà bị kén mép là bệnh thường gặp ở gà đá. Tuy nhiên, nhiều chủ kê không chú ý để bệnh quá lâu gây ra sự khó chịu, bất tiện cho chiến kê. Để hiểu và chữa trị kén mép cho gà chọi thì anh em xem ngay nội dung chi tiết dưới đây. Đảm bảo xử lý hiệu quả, đơn giản khi gà cưng bị kén mép.
Những thông tin cơ bản về gà bị kén mép
Gà đá bị kén mép là bệnh khá phổ biến mà nhiều anh em mới chơi gà không chú ý và phát hiện sớm. Theo đó, những thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp mọi người biết rõ về bệnh này.
Gà bị kén mép là gì?
Kén mép hay còn gọi là kén gà. Chúng xuất hiện là một cục, một khối như kén ở dưới da hoặc lớp cơ của gà. Vì chúng không sưng bầm, mưng mủ như các cục u thông thường nên chủ kê không quan sát kỹ thì không phát hiện gà cưng của mình bị kén mép.
Nguyên nhân gà mắc bệnh kén mép
Theo kinh nghiệm của những người chơi gà lâu năm thì gà bị kén mép do nhiều lý do khác nhau. Trong đó chủ yếu là do gà sống trong môi trường bẩn thỉu, chuồng trại không được dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên. Các loại virus, vi khuẩn gây bệnh có môi trường để sinh sôi, phát triển.
Bên cạnh đó, khẩu phần ăn hàng ngày của chiến kê không cung cấp các loại vitamin đủ cho gà là nguyên nhân gây bệnh này. Khi cơ thể gà mọc kén ở bên trong thì mọi người phải xem lại vấn đề dinh dưỡng, ăn uống của gà ngay.
Một số trường hợp khác thì sư kê cho biết sau những lần gà đi đá về mà cơ thể có các vết trầy xước hay vết thương mà không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Vết thương rất dễ bị nhiễm trùng. Về sau, vùng da bị nhiễm trùng này cũng có thể xuất hiện kén.
Các loại kén thường gặp
Gà bị kén mép sẽ có nhiều loại khác nhau. Cụ thể, tùy thuộc vào vị trí kén mọc như ở cổ, đầu, lườn, mặt mà có những loại phổ biến sau:
- Kén nước
- Kén bầu diều
- Kén chậu
- Kén mép ở cổ hoặc lườn
Trong số 4 loại kén mép này thì kén xuất hiện ở cổ và lườn là khó điều trị và mất nhiều thời gian nhất. Do đó, chủ kê cần chú ý những vị trí này, khi chăm sóc hàng ngày thì cần quan sát chi tiết và kỹ lưỡng.
Các cách để chữa gà bị kén mép
Gà chọi bị kén mép thực tế có nhiều cách để chữa khác nhau. Điểm chung để các cách trị này đạt hiệu quả tốt nhất là nên phát hiện sớm, xử lý nhanh chứ không để chần chừ hay chờ đợi để lâu.
Mổ kén
Đây là cách thường được áp dụng với gà bị kén nước. Mọi người dùng một vật nhọn như dao hoặc kém, một ống tiêm và một liều lincomycin. Cách này chỉ nên áp dụng với các chiến kê lâu năm, không nên dùng với những con gà còn non.
Anh em dùng vật nhọn để chích 1 lỗ trên cục kén. Sau đó, ống kim tiêm sẽ được dùng để hút những dịch, nước, chất ngày trong kén ra bên ngoài. Việc hút này thực hiện nhanh, 1 lần duy nhất.
Sau khi đã xác định hút hết các chất nhầy ra ngoài thì chủ kê dùng 1 liều lincomycin để bơm lại vào vùng kén vừa hút. 5 ngày sau thì mọi người sẽ bơm ⅓ liều lincomycin nữa.
Dùng thuốc trị kén
Trường hợp gà non và chủ kê chưa có kinh nghiệm mổ kén thì hoàn toàn có thể lựa chọn cách trị gà bị kén mép là dùng thuốc. Hiện nay, các cửa hàng thú ý đều có bán các loại thuốc chuyên đặc trị kén gà đá như lampam, thuốc tiêu kén A300, thuốc kén mép VO Thái Lan… Cách dùng đều được hướng dẫn trên bao bì rất đơn giản và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, cách điều trị bằng thuốc sẽ cần thời gian lâu hơn cách mổ kén. Vì vậy, anh em đã xác định áp dụng cách trị này thì nên kiên trì, thực hiện theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ thú y hướng dẫn. Mọi người không vì nóng vội mà sử dụng quá liều, cho gà uống thuốc liên tục.
Lưu ý khi trị gà bị bệnh kén mép
Gà bị kén mép không quá nguy hiểm với gà chọi nhưng chúng lại gây bất tiện, khó khăn cho gà sinh hoạt hoạt, ăn uống hàng ngày. Theo đó, chiên kê ăn ít, mệt mỏi, thể trạng cơ thể không tốt. Sư kê cần chú ý những vấn đề này khi phát hiện ra gà cưng của mình bị kén mép:
- Kiểm tra kỹ xem gà chiến của mình mắc loại kén mép nào, tình trạng sức khỏe cụ thể để dùng phương pháp trị hợp lý.
- Trong khi điều trị thì mọi người cần chuẩn bị khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, dễ hấp thu. Bởi vì trong giai đoạn này nhiều gà đá ăn không ngon, ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Môi trường nuôi gà chọi cần được làm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Bởi vì các vi khuẩn, ký sinh từ môi trường khiến gà nhiễm trùng, phát bệnh mạnh.
- Khi gà đang trị bệnh kén mép thì không nên cho đi đá. Các bài tập luyện cũng nên tập vừa sức, hạn chế tập các bài mạnh, quá sức khiến gà mệt mỏi, mất phong độ.
Kết luận
Gà bị kén mép thường cần tỉ mỉ, quan sát hàng ngày mới có thể phát hiện sớm. Xem gà chọi chia sẻ rất đầy đủ những vấn đề xoay quanh căn bệnh kén mép. Anh em tham khảo để chăm sóc gà cưng của mình tốt nhất nhé!