Cách nuôi gà đá bị gãy cánh để gà phục hồi nhanh nhất
Cách nuôi gà đá bị gãy cánh là kiến thức mà mọi sư kê đều nên trang bị khi huấn luyện và nuôi gà đi đá chuyên nghiệp.
Cách nuôi gà đá bị gãy cánh là kiến thức mà mọi sư kê đều nên trang bị khi huấn luyện và nuôi gà đi đá chuyên nghiệp. Bởi vì gà gãy cánh là chấn thương khá phổ biến khi đi đá, tập luyện. Dưới đây là các cách mà sư kê thực hiện khi chiến kê của mình bị gãy cánh vừa đơn giản vừa hiệu quả. Mọi người tìm hiểu nhé!
Các nguyên nhân khiến gà đá bị gãy cánh
Để áp dụng cách nuôi gà đá bị gãy cánh hiệu quả thì mọi người cần biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy cánh của chiến kê. Bản thân chủ kê sẽ không phải 24/24 kiểm soát gà đá nên cần biết lý do để hạn chế, đề phòng chấn thương này xảy ra:
- Vừa tham gia trận đá gà căng thẳng, bị gà đối thủ tấn công gãy cánh.
- Do gà có hoạt động quá mạnh khi sinh hoạt, tập luyện.
- Nguyên nhân do bị các con vật khác đuổi bắt như chó mèo, lợn, trâu, bò…
- Những sai sót khi nuôi nhốt gà đá.
Các việc cần làm khi gà đá gãy cánh
Trong cách nuôi gà đá bị gãy cánh thì quá trình sơ cứu, băng bó cho gà cực kỳ quan trong. Sư kê phải làm kịp thời, đúng cách và đúng kỹ thuật để chúng phục hồi nhanh nhất mà không để lại dị tật.
Bước 1: Xác định được vị trí và nẹp gãy cánh của gà
Anh em dùng tay để kiểm tra cánh của chiến kê. Khi đã chắc chắn gà đá đã bị gãy cánh thì mọi người không tự ý điều trị mà sẽ dùng nẹp cố định phường xương bị gãy. Lúc này, gà không được vận động mạnh hay chạy nhảy quá mức. Để giảm đau cho gà thì sư kê thường dùng đá lạnh để chườm vào cánh cho gà.
Bước 2: Chụp X quang
Để đảm bảo việc đánh giá tình trạng và xử lý cánh gà bị gãy hiệu quả thì mọi người nên cho gà đi chụp X quang chi tiết. Anh em có thể đến các cơ sở thú ý để thực hiện bước này. Giá chụp X quang cho gà khoảng tầm 50 - 100 ngàn đồng mà kết quả nhanh chóng, chính xác. Đồng thời các bác sĩ sẽ cho những hướng giải quyết và cách nuôi gà bị gãy cánh tốt nhất.
Bước 3: Bó bột cánh
Nếu trường hợp cánh bị gãy ở mức nhẹ, phần xương nhỏ thì sư kê có thể áp dụng các bài thuốc như đắp lá, nẹp cánh. Tuy nhiên, gà gãy cánh ở phần xương to, chắc thì cần được bó bột. Bác sĩ thú y sẽ gây mê gà và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn để bó bột cánh bị gãy. Chi phí 1 ca bó bột cho gà chiến thường từ 200 - 400 ngàn đồng.
Bước 4: Tháo bột
Sau từ 1 - 2 tuần thì anh em có thể cho gà đi kiểm tra lại và tháo bột. Gà đá thường sẽ phục hồi rất nhanh khi có cách nuôi gà đá bị gãy cánh hiệu quả, thích hợp. Vì vậy, mọi người sẽ không phải quá lo lắng.
Cách nuôi gà đá bị gãy cánh chi tiết
Sau khi gà được băng bó đúng cách thì sẽ bước vào giai đoạn chăm sóc đặc biệt để phục hồi cả sức khỏe và tinh thần của một chiến kê. Theo đó, thời điểm gà bị gãy cánh sẽ cần được chăm sóc rất tỉ mỉ:
- Chuồng trại: Gà gãy cánh sẽ được nuôi nhốt trong 1 tuần đầu tiên. Không gian chuồng cao ráo, sạch sẽ, diện tích đủ để gà xoay người là được. Mọi người không cần cho gà ở chuồng rộng vì chúng dễ vỗ cánh thì vết thương nặng hơn.
- Thức ăn: Ngoài lúa thóc, rau xanh thì cách nuôi gà đá bị gãy cánh sẽ cần bổ sung thêm canxi từ các thức ăn tươi như tép, tôm sò huyết… Nếu gà giảm ăn vì mệt mỏi, đau thì cần kích thích cho cho gà ăn bằng mồi ngon, chủ động đút cho gà ăn thay vì để chúng tự ăn.
- Vệ sinh: Gà gãy cánh cần được vệ sinh lông, cơ thể thường xuyên bằng khăn ẩm để tránh bọ mạt.
- Tập luyện: Gà bị gãy cánh thì không được tập luyện nặng hay đi đá ngay mà cần có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể cho chúng tập các bài nâng cao cơ, giảm mỡ theo thể trạng để chúng không mất tinh thần và sức chiến đấu.
Lưu ý sư kê phải biết về cách nuôi gà đá bị gãy cánh
Khi nuôi gà đá đang bị gãy cánh thì sư kê không được nóng vội mà cần chú ý những điểm sau đây:
- Thời gian phục hồi: Những con gà bị nhẹ thì tầm 1 - 2 tuần là hồi phục, nhưng có những chiến kê bị nặng thì cần 3 - 4 tuần để cánh liền lại.
- Thời gian có thể đi đá lại: Khi tìm hiểu cách nuôi gà đá bị gãy cánh, mọi người nên chú ý thời điểm cho gà trở lại sàn đấu sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe của chúng. Thời gian có thể từ 2 - 5 tháng tùy từng trường hợp.
- Sử dụng thuốc: Sư kê sẽ không tự ý dùng giảm đau hay kháng sinh cho gà mà cần sử dụng theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Vấn đề đạp mái: Anh em hạn chế cho gà đá đi đạp mái khi gãy cánh vì chúng sẽ lâu lành vết thương hoặc có thể bị gãy trở lại
Kết luận
Xemgachoi đã chia sẻ đến anh em cách nuôi gà đá bị gãy cánh rất chi tiết. Mọi người hãy lưu lại để áp dụng nếu chiến kế rơi vào trường hợp gãy cánh nhé!