Cách nuôi gà bị cựa khỏi nhanh mà sư kê lâu năm mới biết
Cách nuôi gà bị cựa luôn là kiến thức mà mọi sư kê, chủ kê đều phải nắm bắt.
Cách nuôi gà bị cựa luôn là kiến thức mà mọi sư kê, chủ kê đều phải nắm bắt. Bởi không nhiều thì ít, gà chọi đã ra sân thì đều có khả năng bị cựa. Nếu mọi người biết cách nuôi, xử lý sớm thì gà nhanh phục hồi và khỏe mạnh. Nhiều anh em mới chơi không chú ý khi gà chọi bị cựa dẫn đến gà khó hồi phục, thậm chí để lại dị tật.
Gà bị cựa là gì?
Trước khi khám phá cách nuôi gà bị cựa, anh em phải hiểu rõ về khái niệm này. Đây là thuật ngữ mà những người chơi gà đá chuyên nghiệp dùng để chỉ những con gà bị thương do các đòn tấn công từ các con gà đối thủ khi ra sân. Tình trạng này thường được gọi là gà dính cựa, gà bị tang.
Khi bị cựa thì gà chọi của mọi người có thể xuất hiện nhiều vết thương với mức độ khác nhau. Nhẹ thì bầm tím, sưng đau, phù nề, quắp ngón, gà bị cựa nặng thì có thể gãy xương, ngất xỉu hay gục luôn trên sân. Tỷ lệ gà bị cựa khi ra sân là khá cao nên nhiều chủ kê chủ động tìm hiểu cách nuôi để giảm bớt các hậu quả nghiêm trọng từ các vết thương gây ra cho chiến kê.
Tùy vào thực tế của từng trường hợp gà bị cựa mà mọi người sẽ áp dụng các cách nuôi, chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, bước đầu quan trọng nhất vẫn là xử lý kịp thời, càng nhanh càng tốt theo đúng kỹ thuật.
Cách nuôi gà bị cựa nhanh khỏi chi tiết
Việc gà bị cựa là điều mà mọi sư kê đều không hề mong muốn nhưng không thể tránh khỏi. Vì vậy, mọi người chủ động tìm hiểu cách nuôi gà bị cựa để xử lý và chăm sóc gà ngay khi vừa dính cựa.
Các bước xử lý khi gà vừa dính cựa
Ngay sau khi kết thúc trận đấu, mỗi chiến kê đều cần được thực hiện bước kiểm tra toàn bộ cơ thể và phần cựa của chúng. Mọi người quan sát bằng mắt thường, đồng thường dùng tăm se nhẹ các vị trí bị cựa để loại bỏ các chất bẩn, cặn bã dính bên ngoài.
Tùy vào từng trường hợp mà sư kê sẽ áp dụng các cách xử lý phù hợp. Nếu cựa gà sưng, chân căng cứng thì cho chân gà ngâm vào nước lạnh để nhanh chóng giảm sưng. Gà bị cựa nhiều, đau nhức thì cho chúng uống kháng sinh, kết hợp giảm đau. Gà ói nhiều khi dính cựa cần súc bầu diều và nhốt ở khu vực kín gió. Nếu chiến kê bị dính cựa ở mắt thì dùng hoa đu đủ để chữa.
Cách nuôi gà bị cựa chuẩn sư kê giàu kinh nghiệm
Gà bị cựa sau khi đá về cần được nuôi cẩn thận, chăm chút, tỉ mỉ. Chiến kê sẽ ở trong khu chuồng kín gió, thông thoáng và nhiệt độ ấm áp, ổn định. Vệ sinh chuồng trại được đảm bảo để gà không bị nhiễm khuẩn, côn trùng xâm nhập hay gió lùa.
Về khẩu phần ăn thì cách nuôi gà bị cựa của các sư kê là sẽ không cho gà ăn ngay và ăn quá nhiều. Thay vì ép gà ăn khi cơ thể đang yếu thì anh em dành thời gian tập trung trị vết thương cho gà. Khi nhận thấy chiên kê ổn hơn và đã có thể ăn thì mọi người cho gà ăn cơm nóng, thêm rau xanh, sau đó thì bổ sung thêm các loại mồi tươi như bò, lươn, sò…
Trường hợp gà bị cựa gãy xương thì nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao để chúng phục hồi nhanh, xương chắc khỏe hơn. Lượng thức ăn này cũng được cân đối để không cho gà ăn quá nhiều.
Kinh nghiệm điều trị gà bị cựa hiệu quả
Bên cạnh các cách nuôi gà bị cựa trên thì hiện nay các sư kê có kinh nghiệm sẽ dùng các loại thuốc để hỗ trợ cho gà nhanh khỏe, hết các vết thương, hạn chế tối đa các dị tật thường gặp.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có nhiều tác dụng như chống nhiễm trùng, tan máu bầm, vết thương lành nhanh. Cụ thể, gà có thể uống các loại kháng sinh tổng hợp như B1000, B625…
- Nước cua đồng xay: Nếu gà bị dính cựa và xuất hiện dấu hiệu bị thương ở bên trong cơ thể, anh em nhanh chóng dùng nước cốt của cua đồng xay cho gà uống. Kinh nghiệm này được các sư kê chia sẻ rất nhiều và hiệu quả rất cao.
- Dùng hoa đu đủ: Với gà bị dính cựa vùng mắt thì chủ kê dùng hoa đu đủ vò nát để xát lên vùng mắt bị cưa. Đây là mẹo dân gian đơn giản mà thực sử dụng lý gà bị cựa mắt rất nhanh, không tốn kém nhiều chi phí.
- Rạch lưỡi gà: Việc làm này giúp tan máu bầm, giảm sưng phù ở vùng đầu cổ. Mọi người chỉ cần dùng dao sắc, rạch 1 đường nhỏ phía dưới lưỡi của gà sẽ thấy được hiệu quả ngay.
Cách nuôi gà bị cựa cần lưu ý gì?
Cách nuôi gà khi bị cựa trên đây rất chi tiết và đã mang lại hiệu quả tốt cho nhiều sư kê khi chăm sóc gà chọi. Tuy nhiên, anh em muốn chiến kê phải lưu ý những điểm sau:
- Gà bị cựa thì không nên cho đi đá, không tập vần gà, không om bóp.
- Gà chiến cần nghỉ ngơi thoải mái, không gian đủ để gà phục hồi nhanh.
- Nếu gà bị gãy xương thì nên dùng nẹp để cố định vết thương và nhốt gà vào chuồng chật để chúng không vận động mạnh gây lệch xương.
- Sư kê có thể cho gà uống canxi dioxin để bổ sung cho cơ thể phục hồi sớm, xương khớp cứng cáp.
- Chiến kê trúng gió, vẹo cổ thì dùng thêm dầu xanh để xoa bóp. Đặc biệt một số người còn cho gà ăn con thạch sùng để ngâm rượu cho khỏe.
- Đặc biệt nếu anh em chưa có kinh nghiệm cho gà uống thuốc hay xử lý vết thương thì hãy tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm.
Kết luận
Xem gà chọi vừa chia sẻ đến anh em cách nuôi gà bị cựa chi tiết và hiệu quả từ kinh nghiệm của các sư kê lâu năm. Những cách này đều được đánh giá cao tiết kiệm, dễ thực hiện mà gà nhanh chóng khỏe lại để tiếp tục ra sân thi đấu.