Bệnh ILT trên gà và những điều quan trọng sư kê cần biết

Bệnh ILT trên gà có tên tiếng Anh đầy đủ là Infectious Laryngotracheitis, tên tiếng Việt là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Căn bệnh này khá phổ biến và lây lan rất nhanh trên đà gà.

Bệnh ILT trên gà và những điều quan trọng sư kê cần biết

Bệnh ILT trên gà có tên tiếng Anh đầy đủ là Infectious Laryngotracheitis, tên tiếng Việt là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Căn bệnh này khá phổ biến và lây lan rất nhanh trên đà gà. Người nuôi chỉ cần chủ quan, không có kiến thức xử lý nhanh chóng thì thiệt hại rất lớn. Các sư kê nuôi gà muốn nhận biết và điều trị bệnh ILT hiệu quả thì tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Bệnh ILT trên gà là bệnh gì?

Bệnh ILT là bệnh về hô hấp, lây nhiễm nhanh, tỷ lệ chết cao
Bệnh ILT là bệnh về hô hấp, lây nhiễm nhanh, tỷ lệ chết cao

ILT - viêm thanh khí quản truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm do virus nhóm Herpes gây ra trên các loại gia cầm trong đó có gà. Gà từ 20 ngày đến dưới 1 năm tuổi giai đoạn dễ mắc bệnh ILT nhất. Trong đó, độ tuổi 3 - 5 tháng tuổi là lúc các virus gây bệnh phát triển bùng nổ, nhanh chóng trong phôi gà. Bệnh ILT trên gà sẽ gây viêm ở các bộ phận khí quản, thanh quản. Những vùng này sẽ nhanh chóng xuất hiện chất dịch viêm, đông đặc khiến chiến kê bị khò khè, khó thở.

Bệnh này xuất hiện quanh năm nhưng bùng phát mạnh nhất là khi thời tiết bắt đầu nóng ẩm. Gà bị lây nhiễm nhanh qua con đường hô hấp, qua niêm mạc ở mắt, xoang mắt… Chiến kê đã từng mắc bệnh, đồ dùng dụng cụ, vật chủ trung gian (người, chim, chuột…) đã từng tiếp xúc với nguồn bệnh thì đều có thể truyền bệnh sang gà đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, ILT sẽ không lây qua trứng.

Gà mắc bệnh ILT thì cần phải điều trị sớm để giảm thiểu tỷ lệ tử vong cao. Các con gà sau khi được điều trị khỏi bệnh, cơ thể khỏe thì chúng có thể bài thải mầm bệnh qua phân, chất thải ra môi trường. Do đó, bệnh ILT có nguy cơ tái bùng phát ở khu vực đã từng mắc là rất cao. Người nuôi cần cẩn thận, kỹ lưỡng trong khâu vệ sinh, chăm sóc đàn gà.  

Biểu hiện của chiến kê khi mắc bệnh ILT

Biểu hiện khi gà mắc bệnh viêm khí thanh quản truyền nhiễm ILT
Biểu hiện khi gà mắc bệnh viêm khí thanh quản truyền nhiễm ILT

Để phát phát hiện sớm gà cưng của mình có đang mắc bệnh ILT hay không thì sư kê sẽ dựa vào các yếu tố từ bên ngoài đến bên trong cơ thể của chiến kê. Việc theo dõi biểu hiện bệnh ILT trên gà sớm sẽ dễ dàng điều trị và hạn chế lây lan, tỷ lệ chết thấp.

Biểu hiện bên ngoài của bệnh ILT

  • Gà khó thở, phát rướn cổ để ngáp khí. Lượng oxi không đủ nên mào gà thường có màu tím tái. Đây là điểm phân biệt với bệnh ORT gà hay ngáp, đờm không có máu.
  • Gà mắc bệnh ILT thì khu vực nuôi, trên mỏ gà sẽ có dấu máu, máu lẫn đờm.
  • Để họng thông đờm thì gà hay ho khẹc, có động tác vẩy mỏ.
  • Đầu chiến kê bị phù nề, nước mắt nước mũi nhiều, xù lông, ủ rũ.
  • Mắt gà hay bị viêm, mí mắt dính lại, gà thích đứng chỗ tối, sợ ánh sáng, mắt có thể bị mù khi không trị sớm.

Biểu hiện bên trong của bệnh ILT

  • Bệnh ILT trên gà khiến bộ phận thanh quản có dấu hiệu viêm, xuất huyết nên tạo ra dịch nhầy kèm máu. Những chất dịch này để lâu sẽ vón cục, mưng mủ bịt đường thở nên gà ngạt thở mà chết.
  • Khí quản cũng viêm và có các nốt xuất huyết đỏ, đờm nhiều dịch máu đông. Gà bị nắng thì xuất huyết máu và đông lại kèm đờm khiến gà không hô hấp được mà chết. 

Cách để điều trị bệnh ILT trên gà

Cách điều trị bệnh ILT cần được thực hiện sớm, nhanh chóng 
Cách điều trị bệnh ILT cần được thực hiện sớm, nhanh chóng 

Bênh ILT - viêm thanh khí quản truyền nhiễm đến nay vất chưa có thuốc đặc trị. Do đó, sư kê vẫn chọn cách là dùng vacxin ILT để nhỏ mũi cho gà, thời gian điều trị trong tầm 10 ngày.

  • Ngày 1: Bước đầu điều trị bệnh ILT trên gà là cách ly và tách đàn để tránh bệnh lây nhiễm rộng. Dùng Paracetamol để hạ sốt, dùng Bromhexin để giảm viêm thanh khí quản long đờm, chống xuất huyết. Đồng thời bổ sung vitamin, men tiêu hóa, axit megacid để ổn định đường ruột, tiêu hóa tốt. Chuồng trại được vệ sinh, xịt khử trùng.
  • Ngày 2: Nhỏ vacxin ILT đường mũi để gà có kháng thể. Trường hợp số lượng đông thì mọi người pha nước để cho gà uống, trước đó thì nên để chiến kê nhịn uống nước để chúng tập trung uống nước có pha vacxin.
  • Ngày 4: Dùng kháng sinh Doxycillin phổ rộng pha với nước để gà uống 3 ngày liên tục phòng bệnh tiêu chảy, hô hấp.
  • Ngày 10: Chủ kê tiếp tục nhỏ lại vắc xin đường mũi lần 2 cho gà.

Cách phòng bệnh ILT hiệu quả

Phòng bệnh bệnh ILT rất quan trọng vì chưa có thuốc đặc trị
Phòng bệnh bệnh ILT rất quan trọng vì chưa có thuốc đặc trị

Bởi vì khả năng lây nhiễm cao mà chưa có thuốc đặc trị nên mọi người nên chủ động phòng bệnh ILT trên gà khi đang chăn nuôi. Bằng các biện pháp đơn giản sau thì sư kê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này cho gà cưng:

  • Vệ sinh chuồng trại định kỳ 2 lần/ tuần, xử lý chất độn nền, chất thải đúng kỹ thuật, rắc vôi xung quanh khu vực nuôi, phun xịt khử trùng.
  • Tăng sức đề kháng cho đàn gà bằng chế độ ăn cân đối, hàm lượng dinh dưỡng cao, tăng cường vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, kháng virus…
  • Chủ động dùng vacxin chống ILT cho gà để kích thích hệ miễn dịch bên trọng của gà.  Trước đó, gà nên uống thêm điện giải, chất bổ trợ để tăng đề kháng, giảm stress, khỏe mạnh hơn.
  • Các khu vực vận chuyển, nhiều người ra vào cần được kiểm soát để tránh mang mầm bệnh vào. 

Kết luận

Bệnh ILT trên gà xuất hiện quanh năm, ở mọi giống gà và tốc độ lây nhiễm nhanh. Vì vậy, Xem gà chọi hy vọng từ thông tin trên các sư kê chủ động bảo vệ, chăm sóc và điều trị hiệu quả cho gà cưng của mình tốt nhất nhé!