Bệnh gà đầu đen là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh gà đầu đen là gì? Có nguy hiểm không? Bà con nuôi gà cực kỳ chú trọng phòng và điều trị cho gà khi mắc bệnh này.

Bệnh gà đầu đen là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh gà đầu đen là gì? Có nguy hiểm không? Bà con nuôi gà cực kỳ chú trọng phòng và điều trị cho gà khi mắc bệnh này. Bởi vì, tỷ lệ chết khi mắc bệnh đầu đen ở gà lên đến 80%. Do đó, mọi người chuẩn bị nuôi gà thì nên chủ động tìm hiểu về bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh gà đầu đen

Bệnh đầu đen ở gà do đơn bào Histomonas Meleagridis ký sinh gây ra
Bệnh đầu đen ở gà do đơn bào Histomonas Meleagridis ký sinh gây ra

Bệnh đầu đen xuất hiện ở gà bắt nguồn từ loại đơn bào Histomonas Meleagridis ký sinh bên trong niêm mạc manh tràng, các tế bào gan. Khi ký sinh thì chúng sẽ hút dưỡng chất từ vật chủ để duy trì sự sống và để lại những bệnh tích điển hình. Với đặc điểm này, bệnh gà đầu đen còn có tên khoa học là bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm - Infectious Enterohepatitis. Những đơn bào Histomonas Meleagridis sẽ tạo hình cái kén ở phần ruột thừa nên nhiều bà con gọi là bệnh kén ruột.

Loại đơn bào này xuất hiện trong cơ thể của gà thông qua vật chủ trung gian là giun tròn, giun kim có trong môi trường sống. Gà đi kiếm ăn ở ngoài môi trường, ăn phải các loại trứng giun này vào bên trong hệ tiêu hóa thì sẽ bị nhiễm bệnh. Cùng với đó, gà đã bị bệnh đầu đen đi ngoài tiếp tục thải ra trứng giun ra ngoài và tiếp tục tạo ra mầm bệnh. Do đó, gà thả vườn trong thời điểm mùa mưa thì tỷ lệ mắc bệnh đầu đen rất cao.

Các triệu chứng và bệnh tích của bệnh đầu đen

Triệu chứng, bệnh tích của bệnh đầu đen cần được phát hiện sớm
Triệu chứng, bệnh tích của bệnh đầu đen cần được phát hiện sớm

Tỷ lệ chết của bệnh gà đầu đen lên đến 80%. Do đó, bà con luôn mong muốn phát hiện bệnh sớm, để điều trị hiệu quả hơn. Mọi người có thể dựa vào các triệu chứng và bệnh tích dưới đây để chẩn đoán chính xác gà có mắc bệnh đầu đen hay không:

Thể cấp tính:

  • Gà đột ngột sốt cao, cơ thể ủ rũ, xù lông.
  • Bệnh diễn ra nhanh nên gà đột ngột bỏ ăn.
  • Chỉ trong thời gian từ 1 - 2 ngày thì gà có thể chết, nếu không xử lý kịp thời thì tỷ lệ chết có thể lên đến 80% đàn.

Thể mãn tính:

  • Thể mãn tính, gà ủ bệnh chậm hơn, mắt xuất hiện quầng xanh tím lan lên đầu, lõm sâu.
  • Gà bỏ ăn, dẫn đến giảm trọng lượng, chất lượng thịt, trứng nên tác động lớn đến năng suất.
  • Tỉ lệ chết không nhiều như thể cấp tính. 

Khi mổ để khám bệnh tích bên trong do bệnh gà đầu đen gây ra thì sẽ tập trung vào gan, ruột. Mọi người dễ dàng phân biệt với những bệnh khác như Marek, Leuco, cầu trùng, lao hạch… Theo đó, gan của gà bị sưng to, xuất hiện khối u hoặc ổ hoại tử. Phần manh tràng có dấu hiệu sưng viêm, xuất hiện kén ruột, thành ruột dày.

Cách phòng bệnh gà đầu đen

Các bước phòng tránh bệnh đầu đen dễ thực hiện, an toàn
Các bước phòng tránh bệnh đầu đen dễ thực hiện, an toàn

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh gà đầu đen mà mỗi chủ gà nuôi số lượng nhiều hay ít thì đều nên chủ động phòng bệnh ngay từ đầu với các biện pháp sau:

  • Tiêm vacxin: Cách hiệu quả, an toàn đầu tiên mà mọi người luôn phải tuân thủ là tiêm vacxin bệnh đầu gà cho gà của mình theo đúng lịch tiêm chủng.
  • Đảm bảo vệ sinh: Trong quá trình nuôi thì không gian chuồng trại, vườn thả, sân chơi của gà phải được vệ sinh,rắc vôi bột, khử trùng định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Tẩy giun: Vì nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ giun kim, giun tròn mang mầm bệnh nên bà con cần phải tẩy giun định kỳ cho gà.
  • Chăm sóc gà kỹ lưỡng: Không nên cho gà ra vườn khi trời vừa mưa xong. Không gian gà kiếm ăn, vui chơi cần khô ráo, thông thoáng không đọng nước tù bẩn. 
  • Phòng bệnh sau khi tái đàn: Với trường hợp nuôi gà ở vùng từng các bệnh gà đầu đen diễn ra thì mọi người chủ động phòng bệnh cho gà bằng việc cho uống thuốc tím hoặc sulfat đồng pha nước, uống trong tầm 1 - 2h, dành cho gà từ độ tuổi 20 ngày tuổi. Chuồng trại cần vệ sinh sạch, để trống trong khoảng 30 ngày trước khi tái đàn nuôi lại.

Cách điều trị gà bị bệnh đầu đen

Cách điều trị hiệu quả bệnh đầu đen diễn ra ở gà
Cách điều trị hiệu quả bệnh đầu đen diễn ra ở gà

Trường hợp mắc bệnh gà đầu đen thì bà con cần nhanh chóng thực hiện các bước điều trị phù hợp, cần thiết như sau:

  • Dùng thuốc đặc trị bệnh này là thuốc sulfamonomethoxine. Liều lượng dùng được ghi rõ trên bao bì nên mọi người không làm dụng mà cho uống vừa phải, đúng liều, đúng lượng.
  • Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất để gà tăng cường đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Vì gà ăn ít, bỏ ăn trong giai đoạn mắc bệnh nên sau khi dùng hết liệu trình kháng sinh thì bà con cho gà uống thêm men tiêu hóa để ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn.
  • Cho cả đàn gà uống thêm Sunfat đồng 2g pha với 10 lít nước, uống tối đa trong 2 giờ. Mỗi tháng nên cho gà uống 1 lần. 

Kết luận

Bệnh gà đầu đen thường xuất hiện rất phổ biến. Mặc dù đã có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Xem gà chọi rất mong bà con chủ động phòng bệnh cho đàn gà để tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của đàn gà.